Mất tập trung khi lái xe là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tai nạn giao thông. Điều này đã được nhận thức là ngày càng nghiêm trọng. Chính phủ Việt Nam đã ban hành các quy định về an toàn giao thông. Quy định được siết chặt hơn cả chính là việc sử dụng chất kích thích như rượu, bia khi tham gia giao thông. Việc sử dụng chất kích thích trước khi tham gia giao thông được xem là một trong những yếu tố gây xao nhãng. Nâng cao nhận thức về các hình thức xao nhãng giúp chúng ta tránh xa khỏi các hậu quả mà mất tập trung gây ra.
Các loại mất tập trung khi điều khiển xe oto
Phần lớn các vụ tai nạn giao thông đều xuất phát từ nguyên nhân người điều khiển mất tập trung khi lái xe. Có thể chia các yếu tố mất tập trung khi lái thành 3 loại bao gồm:
- Xao nhãng tâm lý: Xảy ra khi người lái suy nghĩ về những thứ không liên quan đến việc điều khiển xe. Những tình huống như người lái nói chuyện với hành khách, nghe nhạc, nghe đài, ... khiến người lái bị cuốn theo dòng suy nghĩ gây mất tập trung.
- Xao nhãng thị giác: Tình huống diễn ra khi tài xế quan sát thứ gì khác trong lúc lái xe nhưng không nhằm để điều khiển xe. Ví dụ như việc ngắm cảnh, để ý sự việc nào đó, nhìn điện thoại khi lái xe, ... Quan sát là yếu tố quan trọng trong lúc lái xe nhưng khi quan sát những điều không liên quan thì sẽ trở thành hiểm họa khi tham gia giao thông.
- Xao nhãng thao tác tay: Hiện tượng này xảy ra khi tài xế bỏ một tay hoặc cả hai tay ra khỏi vô lăng để làm một việc khác. Điển hình như hành động bấm điện thoại trong lúc lái xe, chỉnh màn hình, chính loa xe, ... Điều này dẫn đến xao nhãng tay, làm chệch hướng chuyển động của xe, gây ra những sự cố bất ngờ.
5 yếu tố khiến tài xế không thể tập trung khi tham gia giao thông
Những thói quen khi lái xe vô thức hình thành có thể là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. Sau đây là 5 tác nhân phổ biến, gây mất tập trung khi lái xe mà bất cứ tài xế nào cũng nên hạn chế.
Sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe oto
Thói quen sử dụng điện thoại di động gây mất tập trung khi lái xe trở nên ngày càng nghiêm trọng. Nó là nguyên nhân dẫn đến ngày càng nhiều sự cố không mong muốn nhất. Nhận thức được sự nguy hiểm của nó. Năm 2019 chính phủ ban hành quy định xử phạt đối với những cá nhân sử dụng thiết bị điện thoại di động như sau:
- Người sử dụng xe máy với mức xử phạt từ 600.000 – 1 triệu đồng.
- Tài xế ô tô với mức phạt từ 1 – 2 triệu đồng.
Hạn chế rủi ro trong trường hợp này, bạn nên dừng xe lại và kiểm tra điện thoại. Sau khi đã xử lý xong mới tiếp tục tham gia giao thông.
Xem thêm: Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe với người điều khiển xe ô tô
Sử dụng rượu bia trước khi ngồi lên xe
Sử dụng rượu bia và chất kích thích làm ảnh hưởng các chức năng não, gây mất tập trung khi lái xe. Người sử dụng không thể điều chỉnh được hành vi của mình dễ gây tai nạn khi tham gia giao thông. Chính phủ Việt Nam ngày càng siết chặt hơn các quy định liên quan đến việc sử dụng rượu bia. Tùy vào lượng đường trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn sẽ có mức phạt khác nhau.
Biện pháp tối ưu chính là không điều khiển phương tiện giao thông khi đã sử dụng rượu bia. Cách tốt nhất là đi nhờ người khác hoặc bắt taxi về.
Xem thêm: Mức xử phạt khi uống rượu bia khi lái xe
Luôn trong trình trạng thiếu ngủ
Tình trạng này hay xảy ra đối với những tài xế chạy đường dài hay lái xe vào ban đêm. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu ngủ và hay ngủ quên trong khi lái xe. Khi rơi vào trạng thái ngủ, người lái xe hoàn toàn mất nhận thức dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Hạn chế tối đa tình trạng mất tập trung khi lái xe gây ra những tình huống xấu xảy ra. Người lái xe khi trong tình trạng này nên đổi tay lái với tài xế khác. Bên cạnh đó có thể dừng lại nghỉ ngơi đến khi cảm thấy tốt hơn rồi mới tiếp tục hành trình.
Suy nghĩ miên man không tập trung quan sát
Yếu tố này thuộc hình thức xao nhãng tâm lý. Việc suy nghĩ miên man khiến xao nhãng sự tập trung khi lái xe. Khi quá đắm chìm vào dòng suy nghĩ khiến mắt không hoàn thành tốt chức năng quan sát của mình. Bên cạnh đó, người lái xe có thể không phản ứng kịp thời với những tình huống bất ngờ.
Tâm trạng bực bội, cáu gắt có thể là nguyên nhân?
Cảm xúc và tâm trạng có thể gây ảnh hưởng lớn đến hành vi của con người. Vì thế lái xe với tâm trạng bực bội, cáu gắt gây mất tập trung vào hành trình lái xe. Mang cảm xúc bị kích động làm tăng nguy cơ gặp tai nạn lên gấp 10 lần.
Tổng kết
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất tập trung khi lái xe. Hậu quả do sự mất tập trung gây ra nhiều vô kể, đôi khi còn phải đánh đổi cả sinh mạng. Vì thế, chúng ta cần tập trung tuyệt đối khi lái xe. Nó không chỉ giúp đảm bảo cho bản thân mà còn là cho những người xung quanh.